Ống nước nóng PPR Tiền Phong làm bằng nhựa PPR có màu trắng đục
Vậy ngoài đặc điểm về màu sắc, việc phân biệt ống chịu nhiệt PPR nào tốt còn có thể dựa vào yếu tố nào? Về mặt kỹ thuật, việc sản xuất vật liệu nhựa PPR (cũng như bất kỳ vật liệu nhựa nào) dựa trên sự phối trộn các thành phần khác nhau theo những tỷ lệ nhất định. Trong các thành phần ấy, có thành phần “đắt tiền hơn” và có thành phần “rẻ tiền hơn”.
Về cơ bản, các nhà sản xuất ống kém chất lượng thường tăng tỷ lệ thành phần rẻ tiền trong hỗn hợp phối trộn để đạt mục đích về giá cả – lợi nhuận. Việc làm này bản chất là lợi dụng các “dung sai” về tỷ lệ của các thành phần cấu thành vật liệu nhựa PPR, nhưng vẫn biểu hiện ra bên ngoài là các ống nhựa PPR kém chất lượng thường nhìn trông sáng sáng như nhựa gia dụng thông thường. Kết quả, sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng các loại ống kém chất lượng này cũng sẽ đi xuống theo khi sử dụng chúng làm ống cấp nước trong nhà.
Mỗi đường kính ống thường tương ứng với nhiều lựa chọn chiều dày (đi kèm với các cấp áp lực khác nhau).
Tóm lại, ngoại trừ các trường hợp người thiết kế/thi công đánh giá được mức độ chiều dày nào là phù hợp với tình huống thực tế, người tiêu dùng mua ống PPR xây nhà nên ưu tiên chọn các chiều dày ứng với cấp áp lực PN 20 (đối với ống nóng) và PN 10 (đối với ống lạnh). |